Không phải loại thực
phẩm nào cũng giữ được độ tươi ngon của nó khi để trong tủ lạnh, đôi khi chúng
còn bị mất chất,bị thay đổi thuộc tính hoặc nguy hiểm hơn là tạo ra độc tố gây
hại cho sức khỏe.
Bánh
mì
Bánh mì
là một loại thực phẩm không nên để trong tủ lạnh vì
nó sẽ nhanh bị khô và cứng lại và nếu môi trường tủ lạnh không sạch sẽ thì trên
bánh dễ xuất hiện nấm mốc. Bánh mì nên bảo quản ở nhiệt độ phòng và không quá 4
ngày
2.
Tỏi
Vì tủ
lạnh ẩm ướt nên để tỏi trong đó thì nhánh và đầu tỏi sẽ dễ mọc mầm non, thậm
chí phát triển nấm mốc gây hại cho sức khỏe khi ăn. Hơn nữa là tỏi không chịu
được lạnh nên nó sẽ bị mềm khá nhanh và biến dạng tạo điều kiện cho nấm mốc
phát triển. Vì thế bạn hãy để tỏi ở nơi khô ráo, thoáng mát để có thể giữ tỏi
trong 2-3 tháng nha .
3.
Dưa hấu
Dưa hấu
là loại hoa quả mà để trong tủ lạnh hoặc bảo quản không đúng cách thì sẽ mất một
số chất chống oxy hóa như lycopen và beta-caroten. Thay vào đó bạn hãy để dưa
hấu trên bàn ở nhiệt độ phòng để duy trì các chất chống oxy hóa này. Dưa hấu đã
cắt miếng nên cho vào túi cẩn thận và đặt trong tủ lạnh.
4.
Húng quế
Loại rau
thơm này khi để trong tủ lạnh sẽ bị héo nhanh hơn và nó sẽ hấp thụ mùi của
tất cả thực phẩm xung quanh. Nếu muốn bảo quản tốt hơn thì bạn hãy làm giống
như với hoa đó là hãy đặt nó vào cốc nước sạch.
5.
Thuốc đông y
Theo các
nghiên cứu thì nguyên liệu thuốc đông y sẽ dễ bị những vi khuẩn có hại xâm nhập
vào khi để cạnh những loại thực phẩm trong tủ lạnh. Bên cạnh đó thuốc còn bị ẩm
ướt nhanh hỏng làm mất đi dược tính của thuốc.
Vì thế mà
chỉ cần bảo quản thuốc trong bình thủy tinh với một ít gạo nếp đã rang đến cháy
vàng và để nơi thoáng mát.
6.
Chocolate
Chocolate
để lạnh khi bỏ ra bề mặt của nó sẽ dễ xuất hiện lớp sương trắng không những làm
mất đi hương vị ban đầu mà còn có lợi cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Nhiệt độ
thích hợp để bảo quản chocolate đó là 5-18 độ C.
Vào mùa
hè, nếu nhiệt độ quá cao bạn có thể dùng túi nilong bọc kín lại rồi đặt trong
ngăn mát tủ lạnh. Khi lấy ra không nên mở ra ngay mà để nó từ từ trở lại nhiệt
độ ban đầu mới sử dụng.
7.
Cá
Cá là một
trong những thực phẩm không nên để trong tủ lạnh quá lâu. Nhiệt độ tủ đông
thường là -15 độ C, tủ lạnh tốt thì có thể lên tới -20 độ C. Trong khi những
đồ thủy sản đặc biệt là cá khi chưa đạt tới -30OC thì các thành phần trong cá
sẽ bị tách nước hoặc thay đổi không tốt khi ăn.
Ví dụ như
cá diếc khi để lâu trong tủ lạnh sẽ dẫn đến axit hóa và mục ruỗng, chất thịt
thay đổi mặc dù nhìn vẫn không thấy gì khác so với trước khi để vào tủ nhưng
thực ra đã không thể ăn được nữa rồi.
8.
Khoai tây
Nhiệt độ
lạnh sẽ làm phá vỡ hết các kết cấu tinh bột trong khoai tây và chuyển thành
đường khiến nó cứng lại bị thay đổi hương vị ăn không ngon cho dù chế biến như
thế nào. Để bảo quản khoai tây bạn có thể để chúng ở những nơi khô ráo, thoáng
mát hoặc bạn bọc khoai tây trong giấy để giúp khoai tây lâu bị thối hơn.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét